CÁM DỖ CHI TIÊU VÌ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG THAY CHO TIỀN MẶT
- Shopping không cần nhìn hóa đơn - Không phải đau đầu tính toán chi tiêu hết bao nhiêu như khi cầm tiền mặt - Quẹt thẻ thoải mái cuối tháng có ngân hàng tính toán giao động số dư .Nếu sử dụng thẻ tín dụng không đúng cách có thể khiến ta lâm cảnh nợ nần.
Đó là Mai, bạn nhân viên ở công ty mình. Tuy nhiên, cũng chính vì thói quen chi tiêu đó mà chỉ mới 24 tuổi nhưng tháng nào cũng “còng lưng” trả nợ.
Vì sao mình lại dùng từ là “còng lưng” trả nợ? Câu chuyện bắt đầu từ khi Mai được bạn thân làm bên ngân hàng giới thiệu mở thẻ tín dụng hạn mức 50 triệu.
Đi làm chưa được 1 năm, lương cũng 15 triệu/tháng nhưng không hiểu sao tháng nào Mai cũng trong tình trạng “chưa hết tháng đã hết tiền lương”. Thì ra là tiền đổ vào mua sắm.
Chiều nào đi làm về mình cũng thấy trên xe Mai chất hết thùng hàng này đến thùng hàng khác. Với tần suất mua sắm phủ sóng hết các nền tảng Shopee, Lazada, Tiki,... như vậy chắc đến giờ Mai cũng sếp hạng thành viên Vàng.
Thêm nữa, hết lương nhưng chỉ cần đồng nghiệp rủ uống trà sữa, ăn nhậu hay shopping thì Mai vẫn luôn ok, mỗi lần lại vèo vèo lần 5-7 triệu.
Đỉnh điểm là vài tháng trước, mình khá bất ngờ tới sốc mắt chữ “A mồm chữ O” khi nghe kể Mai quên thanh toán tín dụng nên lãi đâu đó 1.350.000 đồng. Bây giờ phải sốt sắng vay mượn khắp nơi, người thân, đồng nghiệp mỗi người một ít để trả nợ.
Có thể, số tiền 1.350.000 đồng không quá lớn với nhiều anh em nhưng với một nhân viên như Mai, lương tháng 15 triệu, bố mẹ già còn ở quê vất cả “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” kiếm tiền nuôi 2 em ăn học thì số tiền này không hề nhỏ.
- THẺ TÍN DỤNG “KHIẾN” CHÚNG TA CHI TIÊU “THOẢI MÁI” HƠN TIỀN MẶT
Có nhiều lý do mà Mai lâm vào tình trạng “dở khóc dở cười” như vậy. Lối sống chi tiêu không kiểm soát, không biết cách quản lý tài chính cá nhân hay do những cám dỗ chi tiêu bên ngoài,...
Nhưng 1 điều mà mình chắc chắn đó là vì xu hướng chuyển từ dùng tiền mặt sang quẹt thẻ.
Thứ nhất, khi dùng tiền mặt, ta sẽ gặp khó khăn trong việc “giữ tiền trong bóp”. Đứng trước quầy tính tiền, lấy bóp, đếm tiền, trả, nhận lại tiền thối,... tính sao để không bị hết tiền.
Chẳng hạn anh em muốn mua một cái áo 1 triệu nhưng trong bóp chỉ được 500k thì chỉ có 2 cách, 1 là mua áo rẻ hơn, 2 là không mua, đúng không?
Nhưng bây giờ thẻ tín dụng hầu như giải quyết được hết các bài toán tiền mặt đó. Cũng vì vậy mà chi tiêu “thoải mái” đến quá đà.
Như vậy, có phải tiền mặt đang giúp chúng ta kiểm soát cho tiêu tốt hơn? Với mình, cảm giác lấy tiền mặt ra thanh toán 1 lúc quá nhiều nó “áy náy” hơn rất nhiều.
Thứ 2, ngày trước khi dùng tiền mặt, mua sắm gì cũng được xuất hóa đơn còn thẻ tín dụng thì không.
Chẳng hạn khi anh em đi trung tâm thương mại, thanh toán thấy tờ hóa đơn “dài dằng dặc”, có phải ngay lập tức về nhà sẽ dò soát lại, tính toán lại xem mình đã mua gì mà nhiều thế.
Điều này vô tình giúp anh em kiểm soát được chi tiêu và ít nhiều rút kinh nghiệm cho lần sau để tờ hóa đơn “bớt dài” đúng không? Hoặc ít nhất cũng biết được mình đã choi tiêu cho những gì.
Ngược lại, dùng thẻ tín dụng, chỉ cần cầm tấm nhựa nhỏ gọn quẹt là xong. Tất tần tật các khoản chi sẽ được tổng hợp 1 lần vào cuối tháng. Vậy nên lúc chi tiêu, nhiều khi quá đà chúng ta cũng đâu biết.
Cuối cùng, dùng tiền mặt của chính mình sẽ không cần phải “trả nợ trễ hạn” như thẻ tín dụng. Rõ ràng, nếu Mai không quẹt thể tín dụng, không bị trễ hạn thì khoản nợ hơn 100 triệu đó cũng không tự nhiên sinh ra đúng không?
- NÊN DÙNG THẺ TÍN DỤNG HAY TIỀN MẶT?
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta “tẩy chay” thẻ tín dụng để sài tiền mặt. Theo mình, mỗi cái đều có ưu - nhược điểm riêng nhưng nếu được, hãy ưu tiên sử dụng và cân đối chi tiêu trong lượng tiền cho phép:
Với những anh em cảm thấy bản thân mình khó kiểm soát chi tiêu, ngứa tay tay lại quẹt thẻ thì mình khuyến khích sử dụng tiền mặt nhiều hơn. Các bạn có thể sử dụng dịch vụ RÚT TIỀN MẶT TỪ THẺ TÍN DỤNG tại Bảo Tín
Còn nếu đến mức tiêu tiền mặt cũng không “xót” thì thật sự mệt. Chắc cần phải xem xét lại cách chi tiêu nếu không sớm hay muộn cũng gặp khó khăn về tài chính.
Số còn lại, chúng ta vẫn có thể cân đối giữa sử dụng tiền mặt và thẻ.
Dùng tiền mặt cho những khoản chi hàng ngày cũng tốt, để kiểm soát chi tiêu. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên để quá nhiều tiền mặt trong bóp vì như vậy sẽ pháp sinh nhiều vấn đề như mất trộm hay “tiền nhiều tiêu nhiều”.
Còn thẻ tín dụng sẽ dành cho những khoản đột xuất hoặc cần số tiền lớn để tránh việc quẹt thẻ những khoản linh tinh. Thêm vào đó, phải nắm quyền kiểm soát hóa đơn thẻ tín dụng trước khi chúng vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
Cuối cùng, cơn ác mộng kinh hoàng nhất khi dùng thẻ tín dụng là thanh toán không đúng hạn. Nợ tín dụng sẽ lên đến những con số mà anh em không ngờ tới. Đến khi đó thì chỉ có “còng lưng” trả nợ mà thôi. Tuy nhiên Bảo Tín có cung cấp dịch vụ Đáo Hạn Thẻ Tín Dụng, uy tín và an toàn tuyệt đối đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn cho tất cả khách hàng của Bảo Tín.
⇒ Kiểm soát chi tiêu bằng tiền mặt chưa bao giờ là dễ nhưng kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng lại càng khó khăn hơn khi mọi thứ đều không hiện ra trước mắt mà tất cả đều là những con số trên hệ thống.
Vậy nên, mình hy vọng anh em sẽ có được sự lựa chọn sáng suốt cũng như kiểm soát tốt trong chi tiêu để không vô tình biến mình thành “con nợ” bởi chính những bẫy chi tiêu do mình tạo ra.
BẢO TÍN
Cơ sở 1:
Địa chỉ: Số 138 Đỗ Quang, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Điện thoại: 0935 416 288
Cơ sở 2: SƠN TRÀ - ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: Số 49 Hà Thị Thân, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Điện thoại: 0935 656 766
Các tin khác
- Bài học trăm triệu từ Thẻ tín dụng: Quên đóng 50.000đ - 150.000đ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng - (Thứ năm, 16/03/2023)
- Những tuyệt chiêu khi dùng thẻ tín dụng để không bị phát sinh lãi - (Thứ ba, 19/01/2021)
- Lãi suất thẻ tín dụng được tính ra sao? Miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là như thế nào? - (Thứ ba, 19/01/2021)
- Ngân Hàng Tính Lãi Suất Thẻ Tín Dụng Như Thế Nào? - (Thứ tư, 08/08/2018)
- BẢO VỆ THẺ TÍN DỤNG CỦA BẠN - (Thứ năm, 11/01/2018)